bot no tach da sino crack

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn: 024-6269 3212
  • Phone kĩ thuật 1: 0972383456
  • Phone kĩ thuật 2: 0984272468
  • Email

Liên kết Website

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4
  • Tổng lượt truy cập 486,974
  • Khổ vì mỏ đá núi Sầm

Ngày đăng: 25/10/2012, 10:42 am
Lượt xem: 4658
Nhiều năm nay, mỏ đá núi Sầm (phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) là nỗi ám ảnh của người dân tổ dân phố (TDP) Phong Phú 1 vì bụi, vì tình trạng các công ty ở đây bắn đá gây chấn động, nứt nhà… Tuy tình hình này đã được khắc phục phần nào nhưng việc khai thác đá vẫn làm đảo lộn cuộc sống của người dân.


Xe tải khi lưu thông trên đường vẫn còn cuốn bụi.

Hết lo bụi lại ngán tiếng nổ mìn


Trở lại mỏ đá núi Sầm, chúng tôi nhận thấy con đường bê tông chạy xuyên qua TDP Phong Phú 1 bốc bụi mù trời mỗi khi xe tải chạy qua. Mới 8 giờ sáng, nhưng nhiều ngôi nhà đã phải đóng cửa kín mít để tránh bụi. Càng vào gần khu vực khai thác đá, tiếng máy nghiền đá, tiếng xe chở đá ầm ầm vang lên dưới trời nắng khiến bầu không khí càng thêm khó chịu. Em Nguyễn Thị Mỹ Tâm (TDP Phong Phú 1) cho biết: “Ba em là thầy thuốc ở xóm này, nhiều lúc bệnh nhân đến khám nhưng không muốn nán lại lâu vì bụi. Quét nhà, một lát sau là bụi lại tấp vào, chán lắm!”. Câu nói của Tâm đã phần nào cho thấy bức xúc của người dân nơi đây trước tình trạng ô nhiễm môi trường do bụi gây ra. Thấy chúng tôi ái ngại cho cuộc sống của mình, bà Lê Thị Hoàng Mai (TDP Phong Phú 1) thở dài: “Mùa này còn đỡ chứ mùa gió bấc bụi bay còn kinh khủng hơn. Không hiểu sao, trên đường đã cắm biển báo giảm tốc độ, nhưng nhiều xe vẫn chạy ào ào, bất chấp giờ giấc, đường vào khu dân cư... Nhà tui nằm đối diện với công ty khai thác đá, mỗi lần xe chạy qua, bụi hắt vào nhà chịu không nổi. Mỗi ngày, tôi quét nhà 3 - 4 lần nhưng bụi vẫn hoàn bụi...”.




Trạm nghiền đá của Công ty Cổ phần Vật tư thiết bị và Xây dựng giao thông Khánh Hòa tuy sử dụng nước tưới nhưng vẫn còn bốc bụi khi hoạt động.

Không chỉ bức xúc trước tình trạng bụi bặm, người dân còn phản ánh các công ty ở đây bắn đá gây chấn động, tiếng ồn làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Bà Huỳnh Thị Cằn (72 tuổi), người dân sống trong khu vực này, vẫn chưa hết bàng hoàng trước việc nổ mìn cách đây không lâu: “Tuy các công ty khai thác đá đã có cải tiến trong cách bắn đá, tiếng nổ mìn không còn chát chúa như trước nhưng bây giờ mỗi lần họ bắn đá, mặt đất rung rất sợ. Có bữa đang ăn cơm, tiếng nổ làm nền nhà rung chuyển, giật mình, tôi đánh rơi cả chén cơm...”. Căn nhà của ông Lê Hữu Hoàng (TDP Phong Phú 1) nằm trên đồi cao. Ông cho biết, máy xay đá của công ty khai thác đặt cách nhà ông chỉ 30m. So với trước đây, cường độ nổ mìn (1 tuần/1 lần) có giảm nhưng thỉnh thoảng nhà ông vẫn bị ảnh hưởng. “Mỗi năm, nhà tôi bị xuống cấp thêm do chấn động của nổ mìn buộc tôi phải sửa chữa lại. Cách đây 2 tháng, đồng hồ, bóng điện nhà tôi bị rớt do chấn động của tiếng nổ. Tôi báo, công ty không tin, chỉ đến khi có chính quyền đến họ mới chịu bồi thường... Tuy đã sửa chữa lại, trám vết nứt nhưng nay nhà tôi lại xuất hiện các vết nứt mới...”. Nói rồi, vợ chồng ông chỉ cho chúng tôi xem những vết nứt chạy trên tường. Ông Hoàng cho rằng, việc sống gần khu khai thác đá đã ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình ông và người dân xung quanh. “Đứa cháu ngoại tôi mới 4 tháng tuổi thường xuyên bị bệnh. Bác sĩ nói, do ảnh hưởng của bụi nên rôm, sảy lên nhiều. Mở cửa ra thì bụi, đóng cửa lại thì ngột ngạt. Tôi ngày càng nặng tai, mắt mờ do bụi và tiếng ồn...”, ông Hoàng bức xúc.





Ông Hòa cho rằng Công ty TNHH Xây lắp số 1 thường xuyên phun nước khi nghiền đá.

Doanh nghiệp đã khắc phục


Theo chân đại diện hai công ty khai thác đá ở khu vực núi Sầm, chúng tôi tiếp cận công trường trong lúc các máy móc, thiết bị đang hoạt động. Tiếng ồn từ các máy nghiền, máy nhai đá phát ra không thể ngăn được, nhưng mật độ bụi đã giảm nhiều so với trước. Ông Lê Văn Hòa - Phó Giám đốc Công ty TNHH Xây lắp số 1 cho biết: “Khắc phục hiện tượng xe tải chở đá chạy nhanh khi qua khu dân cư, chúng tôi đã cắm biển cảnh báo tốc độ, đồng thời nhắc nhở tài xế công ty cũng như khách hàng chạy chậm. Mặt khác, công ty cũng thực hiện các giải pháp như: phun nước khi nghiền đá, phá đá bằng phương pháp nổ âm (nổ sâu trong lòng đất), sử dụng búa đập để xay xát đá, trồng cây xanh giảm bụi, vệ sinh xe, đường đi...”.




Nhiều ngôi nhà trong khu dân cư đóng cửa im ỉm vì bụi.

Còn ông Đặng Nguyên Thông - Quản đốc mỏ đá núi Sầm, đại diện Công ty Cổ phần Vật tư thiết bị và Xây dựng giao thông Khánh Hòa cho rằng, ảnh hưởng bụi do khai thác đá của công ty không lớn. Xe tải ra vào khu vực mỏ của công ty gần quốc lộ nên không ảnh hưởng nhiều tới khu dân cư. Bụi là do vật liệu rơi vãi trên đường bị xe qua lại nghiền nát làm phát sinh. Công ty thực hiện việc bắn mìn, phá đá đúng theo quy định, từ 11 - 12 giờ trưa. “Vài năm trở lại đây, công ty ứng dụng việc nổ âm thay cho nổ ốp trước kia nên tiếng nổ không lớn; đồng thời đưa búa đập vào hoạt động từ năm 2011 nên giảm được tiếng ồn. Việc nổ mìn thực hiện nghiêm ngặt theo các quy trình, quy phạm về phòng cháy, chữa cháy và quản lý vật liệu nổ được cấp có thẩm quyền phê duyệt...”, ông Thông nhấn mạnh. Cả hai công ty đều khẳng định, việc nổ mìn gây nứt nhà dân là thiếu cơ sở, do một số nhà dân có kết cấu yếu, đầu tư sơ sài, không bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt tại vùng thường xuyên có chấn động. Hai đơn vị đều viện dẫn, văn phòng làm việc của họ nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng lớn của chấn động nhưng không có hiện tượng rạn nứt.


Cần giải quyết triệt để




Vết nứt chạy dài trên tường nhà ông Lê Hữu Hoàng.

Làm việc với UBND phường Ninh Giang, ông Trịnh Xuân Thanh - Chủ tịch UBND phường khẳng định với chúng tôi, việc người dân phản ánh về bụi là đúng, nhất là trong mùa nắng, lưu lượng xe qua lại lớn. Các công ty đã có trách nhiệm trong việc cắm biển báo tốc độ, giáo dục tài xế không chạy nhanh khi qua khu dân cư. Tuy nhiên, cũng không thể tránh khỏi việc tài xế chạy nhanh, chạy ẩu giữa trưa do áp lực khoán chuyến. Ông Thanh cho rằng, hiện nay các đơn vị khai thác đá đã chuyển từ việc bắn mìn ốp (bắn nổi) sang bắn mìn âm (khoan sâu), sử dụng kíp điện vi sai, búa đập khi xay xát đá nên đã cải thiện đáng kể tiếng ồn. Nổ âm phát ra tiếng nổ nhỏ nhưng gây rung động lớn, rất có thể ảnh hưởng đến những căn nhà xây dựng sơ sài, tạm bợ. HĐND tỉnh cũng đã có Nghị quyết về phân cấp, sử dụng phí môi trường giao cấp huyện sử dụng 50%, cấp xã 50% nguồn kinh phí này. Tuy nhiên, hiện nguồn kinh phí chưa được phân bổ. “Nếu có tiền, chúng tôi sẽ xây dựng phương án khắc phục hiệu quả hơn như: sử dụng béc phun tự động phun nước làm ẩm môi trường; buộc doanh nghiệp cam kết bắn đá với lượng thuốc nhỏ không gây chấn động lớn; xây dựng môi trường mỏ trong sạch bằng cách sử dụng hệ thống tưới tại các trạm nghiền, hàm xay... Làm được như vậy, chắc chắn tình trạng bụi và ồn sẽ được cải thiện”, ông Thanh khẳng định.


Để hạn chế ô nhiễm môi trường nơi đây, đã đến lúc các cơ quan chức năng cần vào cuộc, siết chặt công tác kiểm tra, kiểm soát các xe chở đá chạy nhanh, phóng ẩu; yêu cầu 2 công ty thường xuyên phun nước trên đường và khi vận hành thiết bị nghiền đá để giảm thiểu bụi...


AN KIM


Ông Tống Trân - Phó Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa: Trước đây, vụ việc này đã được UBND thị xã giải quyết, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm quá trình khai thác, vận chuyển vật liệu cũng như đảm bảo an toàn về chấn động, tiếng ồn trong khu dân cư. Thị xã đã giao UBND phường Ninh Giang kiểm tra, giám sát; hiện chưa có báo cáo mới. Hiện nay, UBND tỉnh đã có chủ trương di dời các khu sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư. Theo quy hoạch, mỏ đá núi Sầm sẽ ngưng sản xuất vào năm 2024. Kinh phí bảo vệ môi trường vẫn chưa được phân bổ.

Tin tức khác